Đa dạng hoá phương pháp dạy học & hoạt động trải nghiệm cho sinh viên

Với phương châm lấy người học làm trung tâm, giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng không ngừng nỗ lực đa dạng hoá hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên và sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Chẳng hạn ở môn quản trị tài chính, giảng viên phụ trách môn học kết hợp với các giảng viên ở trường Đại học Kinh Tế (UEB) – Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức “Trò chơi kinh doanh nhỏ” trực tuyến cho sinh viên được trải nghiệm việc đưa ra các quyết định quản trị tài chính, đầu tư dựa trên các tình huống giả lập theo thực tế. Hoặc ở môn Tài chính cá nhân, trong các năm qua sinh viên đều được trải nghiệm “một cuộc đời” 60 năm với đủ các quyết định ảnh hưởng đến tài chính cá nhân như chọn nghề, thất nghiệp, khởi nghiệp, tiết kiệm, chi tiêu, vay nợ, đầu tư, v.v  trên một bàn cờ. Sinh viên cũng được huấn luyện thực tế hơn về các quyết định tài chính cá nhân qua “Trò chơi tiết kiệm” (Saving games) do giảng viên trường Đại học Kinh Tế (UEB) phối hợp với khoa TCNH tổ chức trực tuyến và mỗi sinh viên tham gia đầy đủ đều nhận được chứng nhận hoàn thành khoá đào tào ngắn hạn về Financial Literacy của Ngân hàng tiết kiệm Đức (hợp tác với UEB). Các quyết định sinh viên đưa ra tuy chỉ dựa trên các tình huống giả lập xuất hiện trong trò chơi, nhưng cảm xúc mang lại thì rất thật, qua đó dần hình thành tư duy tài chính đúng đắn cho các em. 

Hình 1. “Trò chơi kinh doanh nhỏ” do khoa TCNH của UEL (VNU-HCM) và khoa TCNH của UEB (VNU-HN) phối hợp tổ chức cho gần 100 em sinh viên tham gia (năm 2022)

 
Hình 2&3. “Trò chơi tiết kiệm” (Saving games) do khoa TCNH của UEL (VNU-HCM) và khoa TCNH của UEB (VNU-HN) kết hợp với bản quyền trò chơi từ Ngân hàng tiết kiệm Đức phối hợp tổ chức trực tuyến cho hơn 100 em sinh viên tham gia (năm 2022)

 
Hình 4. Sinh viên được chia thành từng nhóm nhỏ (6-7 bạn) để tham gia 
“Saving games” trong suốt 1 ngày với các tình huống như đời thực.

 
Hình 5. Sau khi tham gia “Saving game” đầy đủ và làm bài thu hoạch thì sinh viên được cấp chứng nhận từ Ngân hàng tiết kiệm Đức và UEB.

 
Hình 6. Sinh viên các lớp K17404C, K18404C và K18404 trải nghiệm quyết định tài chính cá nhân qua bàn cờ BeRich (năm 2019), một sản phẩm dược trao giải trong top 10 về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM năm 2022

 
Hình 7. Sinh viên các lớp K19404C, K19404 và K19412 (năm 2020) trải nghiệm cờ cashflow “BeRich” và chia sẻ về tư duy tài chính từ ông Nguyễn Cửu Long, giám đốc công ty Bliss Education, cũng là tác giả của bộ cờ BeRich.



Hình 8. Sinh viên lớp K20404CA (năm 2022) trải nghiệm cờ Cashflow BeRich



Hình 9. Sinh viên hào hứng chơi cờ và bàn thảo, thương lượng với nhau để sớm đạt được ước mơ trong bàn cờ 

 Hình 10. Sinh viên vẫn tràn đầy năng lượng sau khi trải qua cuộc đời 90 phút trên bàn cờ


Hình 11. Một số feedback tích cực từ sinh viên sau khi học thông qua trải nghiệm bàn cờ cashflow.



Hình 12. Một số feedback tích cực từ sinh viên sau khi học thông qua trải nghiệm bàn cờ cashflow.