Chương trình đào tạo


GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Chương trình đào tạo bậc đại học chuyên ngành tài chính-ngân hàng, với chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại được tham khảo từ các trường đại học của Mỹ, Anh, Úc và Singapore áp dụng linh hoạt gắn kết với hoàn cảnh và quá trình phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập. Chương trình cũng được tham khảo từ các trường có uy tín trong nước, đồng thời tham khảo ý kiến các bên có liên quan: cựu sinh viên, người sử dụng lao động, chuyên gia. Chương trình đào tạo được cập nhật liên tục, định kỳ (khoảng 2 năm điều chỉnh) nhằm đáp ứng tính đổi mới và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Chương trình đào tạo đáp ứng các mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học.

1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo được tập trung hóa vào 3 mục tiêu:
- Đào tạo Cử nhân kinh tế ngành tài chính-ngân hàng nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội và chuyên sâu về tài chính-ngân hàng;
- Có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn nhằm vận dụng kiến thức được học để nghiên cứu, phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, ra quyết định phục vụ cho công việc tác nghiệp, lãnh đạo, quản lý hiệu quả trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng;
- Có phẩm chất đạo đức và khả năng tư duy tốt và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết nhằm phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.


2. Chuẩn đầu ra

Với các mục tiêu chung được đưa ra, chương trình đào tạo được thiết kế để sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra như sau: - Sinh viên đạt được các kiến thức chung về kinh tế, xã hội, kiến thức chuyên sâu về tài chính-ngân hàng;
- Sinh viên có kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ tài chính-ngân hàng;
- Sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp;
- Sinh viên có năng lực thực hành nghề nghiệp;
- Sinh viên có khả năng học tập suốt đời;
- Sinh viên có trách nhiệm cá nhân với cộng đồng.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ, không kể các học phần sau: (1) phần kiến thức ngoại ngữ 24 tín chỉ, (2) giáo dục thể chất 5 tín chỉ và (3) giáo dục quốc phòng 165 tiết.
Xem chi  tiết: 

*. Chương trình đào tạo 2023 - Tài chính - Ngân hàng. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2023 - FINTECH. File đính kèm.

 

*. Chương trình đào tạo 2021 - Chuyên ngành Tài chính. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 - Chuyên ngành Ngân hàng. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 - TCNH CLC. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 - TCNH CLC CA. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 - CNTN. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 - FINTECH. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2021 – FINTECH CLC. File đính kèm.
*. Đề án mở ngành đào tạo FINTECH. File đính kèm.
*. Quyết định mở ngành đào tạo FINTECH. File đính kèm.

 

*. Chương trình đào tạo 2019 - Chuyên ngành Tài chính. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2019 - Chuyên ngành Ngân hàng. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2019 - TCNH CLC. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2019 - FINTECH CLC. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2019 - TCNH CLC CA. File đính kèm.
*. Chương trình đào tạo 2019 - CNTN. File đính kèm.

 

*. Chương trình đào tạo 2017 - Chuyên ngành Tài chính. File đính kèm
*. Chương trình đào tạo 2017 - Chuyên ngành Ngân hàng. File đính kèm
*. Chương trình đào tạo 2017 - TCNH CLC. File đính kèm
*. Chương trình đào tạo 2017 - TCNH CLC CA. File đính kèm.

5. Cơ hội nghề nghiệp

Với chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học phục vụ cho tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu đào tạo của Khoa Tài chính-Ngân hàng, sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính-ngân hàng thể hiện đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm công việc và phát triển nghề nghiệp với tư cách là chuyên gia toàn diện trong ngành tài chính-ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính-ngân hàng có đủ khả năng để làm việc ở cả ba chuyên ngành hẹp: tài chính doanh nghiệp (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp phi tài chính, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư,…); tài chính công (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế,...) và ngân hàng (các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ, …) với các vị trí công việc chuyên môn đa dạng từ nhà môi giới, phân tích chứng khoán, phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý tài chính ở doanh nghiệp phi tài chính, quản lý tín dụng, quản lý nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngân quỹ, quản lý thuế, ...cho đến các vị trí cao cấp như chiến lược gia tài chính, nhà hoạch định chính sách tài khóa, hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và các cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.